Bản đồ Tòa A14A2, đường Nguyễn Chánh, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MÁY ÉP CHẬM HUROM – CẨM NANG SỬ DỤNG MÁY ÉP CHẬM HUROM

Support 06/10/2020
222.com.vn

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MÁY ÉP CHẬM HUROM – CẨM NANG SỬ DỤNG MÁY ÉP CHẬM HUROM

I. LƯU Ý KHI CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU:

1. Cắt ngắn các loại nhiều xơ

Thông thường với các loại củ cứng như cà rốt, củ cải…các bạn nên thái dọc và mỏng, các loại hoa quả nên bổ miếng nhỏ sao cho vừa họng máy, các loại rau lá cần cắt ngắn hoặc cuộn lại trước khi cho vào.

Cắt ngang cà rốt mỏng trước khi đưa vào máy ép

Các loại rau lá, cần tây, nhiều xơ thớ dọc, cần phải luôn luôn cắt ngắn chừng 1-3 cm để tránh phần xơ dài làm tắc máy. Đặc biệt những loại nhiều xơ cứng như cây sả phải cắt ngắn thật nhỏ chỉ còn vài mm.

Cần tây, cải cầu vồng, các loại herbs, rau gia vị như bạc hà, parsley, rau mùi… cắt chừng 1-2 cm. Các loại rau lá như kale, bó xôi, cải chíp… chừng 2-3cm.

Cắt ngắn, nhỏ các loại trái cây

2. Làm mát nguyên liệu trước khi ép

Ưu điểm của việc làm mát nguyên liệu trước khi ép là cho thực phẩm ít bã hơn (vì dễ ép hơn). Tuy nhiên một số loại như cà rốt, bí đỏ, khoai lang, củ đậu nếu cắt trước để tủ lạnh thì cần ngâm cùng nước lọc để nguyên cả hộp đó vào tủ mát, nếu không khi ép sẽ bị khô hơn, cứng hơn cho máy, cho ra ít nước hơn.

Cách ép:

  •  Thứ tự/Tuần tự các nguyên liệu đưa vào.

Nguyên tắc khi ép: (mềm trước. cứng sau. ít xơ trước. nhiều xơ sau). Mục đích là các loại củ cứng nhiều xơ sẽ đẩy phần bã ra nhiều hơn tránh các loại nguyên liệu mềm hay giữ bã trong máy. Cà rốt, bí đỏ là những loại đẩy bã tốt nhất. Khi ép sữa hạt nên ngâm hạt cho mềm trước khi cho vào máy ép.

  • Không thúc nguyên liệu quá nhiều, quá nhanh.

Khi ép, không ấn và cho quá nhiều nguyên liệu cùng lúc vào họng máy bởi vì máy ép chậm Hurom chỉ ép được từng miếng nguyên liệu một. Nếu bạn cho quá nhiều nguyên liệu thì sẽ làm máy dễ bị tắc và nước ép bị lẫn nhiều bã hơn. Đó là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của máy.

  • Ép lại bã

Nếu thấy lượng bã vẫn còn ướt - điều này đặc biệt dễ xảy ra khi bạn ép số lượng lớn và liên tục. Bạn có thể thử cho bã vào máy để ép lại lần 2 sẽ thu được thêm một chút nước nữa.

CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU TUYẾT ĐỐI KHÔNG CHO VÀO MÁY ÉP:

Mía: tuyệt đối không ép mía

Các loại hột: phải bỏ hết các loại hột cứng và to (xoài, cóc…). Các loại ổi hạt cứng to quá thì cũng nên bỏ hột, nếu ổi hạt không quá to vẫn có thể ép được nhưng cần cắt miếng mỏng.

Bỏ hạt trước khi cho vào máy ép

Tuyệt đối không ép các loại hột của chanh, bưởi, cam, quýt nếu không muốn juice bị đắng ngắt.

Các loại vỏ phải bỏ đi: bỏ các loại vỏ citrus như bưởi, cam, quýt (riêng vỏ chanh thì ép được vì rất thơm  nhưng cũng có khả năng juice bị đắng nếu không uống ngay), các loại vỏ sần cứng như vỏ dứa, dưa hấu, bí đỏ vỏ chanh leo, các loại vỏ quá dai như củ đậu, bí xanh, dưa lê, dưa lưới, cóc…

Lưu ý:

Để nhựa không bị nóng ở chốt ma sát với lưới, giữ cho động cơ máy được bền lâu, không bị vỡ trục, khi ép liên tục 20-25 phút bạn phải cho máy nghỉ 5-10 phút

Bạn đang xem: NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MÁY ÉP CHẬM HUROM – CẨM NANG SỬ DỤNG MÁY ÉP CHẬM HUROM
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0925.66.11.88
Mua hàng
0925.66.11.88
CSKH - Dự án
zalo chat